Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Nuôi cá Betta trong bình thủy sinh mini

Nhiều người không thích có một hồ thủy sinh lớn, tốn thời gian chăm sóc vất vả mà lại tốn cả diện tích căn hộ, mong muốn của họ là có một bể thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xắn đặt trên bàn làm việc hoặc kệ sách, vì thế, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn và chăm sóc cá trong bình thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xắn này như thế nào là tốt nhất nhé!

Đã là bình thủy sinh nhỏ thì chắc chắn rất khó để lắp hệ thống máy sủi oxi, vì thế lựa chọn loại cá thích hợp và mật độ cá thể trong bình là điều quan tâm hàng đầu. Cá được ưa chuộng hiện nay là cá betta với nhiều chủng loại và màu sắc sặc sỡ đảm bảo sẽ làm cho bình thủy sinh của bạn thêm sinh động.

Cá betta không cần sủi bọt oxi, thay nước 1 lần/tuần, cho ăn ít (để tránh cá ăn không hết, thành thừa, nước nhanh bị bẩn), và cũng rất dễ nuôi. rong bình mini thì nên cho cá ăn các loại côn trùng như trùng chỉ hoặc lăng quăng là tốt nhất, vì chúng còn sống, bơi lại trong nước, và cá có thể ăn bất cứ lúc nào, còn như thức ăn khô, cá ăn không hết, để lâu sẽ mất chất và mùi vị, cá sẽ không ăn nữa và làm bẩn bình thủy sinh.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Cá Betta DumBo là gì? Đặc Điểm nhận dạng cá betta dumbo

Ngày nay cá Betta (cá lia thia – cá xiêm) nói chung có nhiều loại khác nhau được lai tạo ra và cá betta dumbo cũng là một trong những loại được lại tạo vào những năm gần đây. Với sự đa dạng về hình thức, màu sắc, đuôi cá, kỳ cá betta dumbo như là một sự lựa chọn mới cho những người đam mê cá Betta



Đặc điểm nhận diện Cá Betta Dumbo

Khác biệt với những dòng cá betta khác ở chỗ đó là chúng có những chiếc kỳ to hai bên dùng để bơi nhờ đặc điểm đặc biệt đó người đam mê cá Betta Dumbo (cá lia thia – cá xiêm) đặt biệt danh cho dòng cá này là “cá tai voi” do sự khác biệt từ hai kỳ của nó.

Phân loại Cá Betta Dumbo   

Tại Việt Nam có những dòng cá betta Dumbo được yêu chuộng như cá Betta Dumbo Gold, cá Betta Dumbo lavander pk hoặc hm, cá Betta Dumbo Halfmoon, … Đây là những dòng chủ yếu dễ kiếm thấy trong các cửa hàng cá kiểng.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Cách nhân giống cá betta Rồng

Cá betta là loại cá dễ sinh sản, chúng đẻ tương đối nhiều, mỗi lần đẻ khoảng 200 - 500 trứng. Tỉ lệ trứng thụ tinh cao (khoảng trên 95%), tỉ lệ trứng nở cũng khá cao (trên 90%), thời gian tái phát dục ngán (trong vòng 10 ngày). Phần này sẽ trình bày một số kỹ thuật trong việc nhân giống cá betta như: chuẩn bị bể nhân giống, chọn cá giống, làm tổ cho cá đẻ, cho cá đẻ, chăm sóc cá con sau khi nở.

Chuẩn bị bể nhân giống cá betta

Bể nhân giống cá betta có thể là một chậu hoa nhỏ; hoặc bể bằng xi măng, dài khoảng 1/2 mét, rộng độ 3 tấc, cao khoảng bằng 3 cục gạch xây nhà. Nước đổ vào bể khoảng chừng 2.5 đến 3 tấc.

Làm tổ cho cá betta đẻ trứng
Sau khi chọn bể xong, bạn tiến hành làm tổ cho cá đẻ. Cách làm rất đơn giản, chỉ cẩn cho một ít lá chùm ruột già vào bể để cá trống nhả bọt làm tổ, cá mái sẽ đẻ trứng vào đó. Bạn có thể cho vào bể 1/2 miếng gáo dừa để làm nơi cho cá mái núp phòng khi bị cá trống rượt đuổi.

Cách chọn cá betta bố mẹ làm giống

Tuổi thọ của cá betta khá thấp, trung bình khoảng 2 năm. cá betta đạt từ 6 tháng đến 1 năm tuổi là giai đoạn cho sinh sản tốt nhất. Để có được đàn cá con khỏe mạnh, cần phải lựa chọn cặp cá giống thỏa mãn những tiêu chuẩn sau đây:
Cá trống: có thân hình càng lớn càng tốt, vảy thật dày, các vây xòe rộng, không có dị tật. Cá phải có tính khí hung hăng (những con có tính khí hung hăng thường có phản ủng với những tác động bên ngoài, chẳng hạn đá vào ngón tay của bạn khi đưa lên thành hũ). Một tiêu chuẩn nữa là cá phải nhả bọt liên tục lên trên mặt nước.
Cá mái: nên chọn cá mái có thân hình to lớn, màu sắc đậm, cơ thể không bị thương tích. Ngoài ra, cá mái cũng phải có tính khí hung hăng, không nhút nhát, có biểu hiện phùng mang mỗi khi gặp cá trống. Một yếu tố quan trọng nữa là phải chọn cá mái đã đến tuổi sinh sản. Cá mái sắp bước vào thời kỳ sinh sản thì bụng căng đẩy trứng màu vàng, và phía dưới hậu môn lòi ra một cái trứng nhỏ màu trắng. Nếu cá chưa có biểu hiện này chứng tỏ chúng chưa đến tuổi sinh sản, phải nuôi thêm một thời gian nữa để trứng già thêm.
Theo kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân, nên chọn cá trống và cá mái có cùng màu sắc, như thế thì đàn cá con sinh ra sẽ giống với bố, mẹ của chúng. Nếu chọn hai con khác màu thì cá con sinh ra sẽ bị lai.

Tiến hành cho cá betta đẻ

Chuẩn bị cho cá đẻ
Sau khi đã chọn dược cặp cá giống, bạn cho hai con vào hai lọ thủy tinh riêng biệt, rồi đặt gần nhau khoảng 2 ngày để chúng quen mặt.
Sau đó, bạn cho chúng vào bể sinh sản (đã chuẩn bị trước). Lưu ý là trước khi cho cá vào bể sinh sản, phải cho ăn thật no để chúng có đủ sức khỏe cho việc sinh sản nhằm tránh trường hợp chúng ăn trứng khi bị đói.
Sau khi cho cá vào bể, bạn phải đậy kín bể, chỉ để hở một ít cho cá thở. Trong thời gian này, phải để cho chúng thể hiện hành vi sinh sản một cách tự nhiên, không nên can thiệp bất cứ hành động nào đến chúng.
Sau khi cho cặp cá giống vào bể khoảng 1 ngày, cá đực sẽ nhả bọt làm ổ và bắt dầu rượt đuổi cá mái. Lúc này màu sắc của cả hai con trở nên đen sậm, chúng bơi sát bên nhau và có biểu hiện rất thân mật. Khi cá mái sắp đẻ, cả hai con thể hiện động tác “âu yếm” rất hấp dẫn đó là khớp miệng với nhau và cuộn tròn nhau trong ổ bọt, sau đó cá mái sẽ đẻ hàng loạt trứng, và cá trống sẽ phun tinh trùng vào ổ bọt để thụ tinh cho trứng. Kể từ lúc này cá trống sẽ giữ vai trò canh gác ổ trứng.
Sau khi đẻ trứng xong, cá mái sẽ bơi đến nằm ở góc bể để nghỉ ngơi. Lúc này bạn phải bắt cá mái ra bể khác để nuôi dưỡng, nếu không cá trống sẽ rượt đuổi và cắn chết cá mái vì nó sợ cá mái ăn hết trứng. Nên nhớ là sau khi bắt cá mái ra ngoài, phải đậy bể cho thật kín để tránh gió lùa vào làm tan ổ bọt và chìm trứng.
Trong quá trình chăm sóc trứng, cá trống thường bơi xung quanh ổ trứng và nhặt những trứng nào rơi ra khỏi ổ và phun trở lại vào ổ bọt. Khoảng hai ngày sau thì trứng sẽ nở, nếu để ý sẽ thấy trong ổ bọt có cá con đang ngọ ngoạy cố thoát ra ngoài. Bạn không nên mở nắp đậy xem cá thường xuyên, vì như thế gió sẽ lùa vào làm tan ổ bọt, làm cá con chìm và chết. Trong thời gian này cá trống vẫn tiếp tục canh giữ ổ bọt như lúc trứng chưa nở. Sau khi cá con nở được 2 ngày, nên bắt cá trống ra ngoài để nuôi riêng nhằm tránh trường hợp nó ăn cá con.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Cá betta là gì?

Cá Betta là tên khoa học của một loài cá vốn sống hoang dã mà dân gian thường gọi là cá lia thia. Tại Việt Nam cá Betta có hai loại mang xanh và mang đỏ, còn các nước khác trong khu vực như Thái Lan hay Indonesia, cá Betta được người chơi lai phối và cho ra dòng cá đầy sắc màu Betta và phong phú về hình dáng như hiện nay.


Cũng giống như tổ tiên của chúng, cá Betta  cũng được người chơi chia thành hai dạng để chơi: cá đá và cá kiểng. Chơi cá kiểng thiên về màu sắc hình thể, vẩy, đuôi và hình dáng của cá. Chính sự phong phú này làm cho người chơi có rất nhiều lựa chọn khi chơi.

NỮ HOÀNG SẮC MÀU

Nói về màu sắc thì cá Betta xứng đáng được mệnh danh là "nữ hoàng" vì chúng có rất nhiều màu sắc từ đơn sắc, nhị sắc và trên 2 màu ( đa sắc ). Có thể đó là chú cá màu trắng, xanh hoặc cam kèm theo những màu sắc sặc sỡ khác của đuôi, vây và vẫy. Đuôi cá Betta cá nhiều loại từ đuôi xòe ra bằng hoặc lớn hơn 1/2  đường tròn mà người chơi gọi là Half moon cho đến những dạng đuôi tưa ra như vương miệng Corwn tail. Trong đó đuôi Half moon cũng được phân ra làm hai kiểu: half moon và half moon plakat. Half moon plakat có kích thước và tỉ lệ nhỏ hơn so với half moon nhưng ngược lại thời gian kéo dài độ rực rỡ của nó thì hơn hẵn so với half moon ( từ 6 - 7 tháng so với 3 -  4 tuần ) và việc lai tạo ra cá Betta half moon splakat cũng khó khăn hơn rất nhiều. Đuôi hafl moon chuẩn là phải tạo ra 180 độ, còn lớn hơn người chơi gọi là Over. Tức là chơi cá đuôi half moon thì đuôi khi xòe ra phải lơn hơn hoặc bằng 180 độ thì mới đẹp và chuẩn. Cũng giống như đuôi half moon, đuôi cá Betta Corwn tail cũng được chia thành Corwn tail và Corwn tail splakat.

Sau đuôi là đến vẫy, cá Betta hiện nay chủ yếu là vẫy rồng - là loại vẫy ánh mầu kim loại và rực rỡ giống như rồng, vẫy đó có thể màu tráng, xanh hoặc cam. Tùy theo sở thích và nhu cầu mà người chơi phối giống sẽ tạo ra. Vẫy cá cũng được người chơi chú ý, đặc biệt là màu sắc và tỷ lệ cân đối của nó so với vây lưng và vây đuôi, tuy nhiên để có được sự cân đối trong tỷ lệ đó cũng như tạo ra một chú cá Betta chuẩn như vậy thì đó cũng là một quá trình chăm cá công phu của người chơi.

Hiện nay người chơi chủ yếu tập trung vào cá Betta vẫy rồng, trong đó rồng đỏ ( đuôi đỏ, vẫy trắng ) là phổ biến nhất, kế tiếp là rồng xanh ( đuôi đỏ, vẫy xanh ), rồng cam ( đuôi cam, vẫy trắng), rồng vàng ( đuôi vàng, vẫy trắng hơi ngã vàng). Ngoài ra một loại Betta rồng mới cũng được ngời chơi lai tạo là rồng đen ( đuôi đen, vẫy trắng ). Tại Việt Nam, hiện nay đã có người chơi lai tạo thành công rồng đen đuôi tưa ( Crown tail) và chính điều này làm cho những người đam mê cá Betta nói riêng và những người đam mê sắc màu sặc sỡ của cá Betta nói riêng ngày càng tìm đến thú vui này.

Trên thế giới hiện nay, Thái Lan là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cá Betta. Tại Việt Nam số lượng người chơi cá Betta ngày càng phổ biến nhưng chủ yếu là tự phát và tập trung nhiều tại TP.HCM và một số ít các tỉnh miền Tây.
Cá Betta có tuổi thọ trung bình từ 2 đến 3 năm nhưng trong năm đầu tiên là cá cho màu sắc rực rỡ nhất.

Cá betta, loài cá cảnh đẹp mang nhiều giá trị

Cá betta còn có một vài tên gọi khác là cá lia thia, cá đá, hay cá chọi. Loài cá cảnh đẹp này lần đầu tiên được tìm thấy tại các vùng nước nông ở Thái Lan.
Cá betta có hình dáng khá đẹp, với màu sắc rực rỡ, đặc biệt là với chiếc đuôi xòe rộng trông thật ấn tượng. Đặc tính của cá betta là khi trưởng thành chúng thường hay đá nhau, vì thế mà trẻ em và người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.
Tên khoa học: Betta Splendens 
Họ: Belontiidae Nguồn gốc: Thai Lan 
Kích cỡ khi trưởng thành: 7cm Tuổi thọ: 2-3 năm
Tầng nước: thích sống ở tầng nước trên Kích cỡ bể nuôi: tối thiểu là 15 lít nước 
Chế độ ăn: thích nhất là mồi sống, có thể ăn thức ăn đông lạnh hay viên nhỏ
Đặc điểm sinh sản: là loài đẻ trứng, làm tổ bằng bọt khí
Cá betta được tìm thấy ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Campuchia, Indo­nesia và một số vùng ở Trung Quốc. Ngoài môi trường hoang dã, cá betta thích sống trên các cánh đồng lúa, các ao nước nông, thậm chí tại các dòng suối có dòng nước chảy chậm. Những nơi này nước thường có màu đục vì có nhiều bùn nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho cá betta, nhưng cũng nhờ vậy mà cá betta có tính chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt rất cao.
Một đặc điểm nữa của loài cá betta là chúng có một cơ quan hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà hầu hết các loài cá khác không có. Nhờ cơ quan này mà cá betta có thể hít không khí trực tiếp từ mặt nước. Cũng nhờ vậy mà cá betta có thể tồn tại trong môi trường sống chật hẹp, có lượng ô xy thấp như trong các hũ keo nhỏ.
Cá betta có tính khí rất hung dữ, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh duỗi đồng loại đi nơi khác. Nếu nuôi hai con cá betta trong hai hũ keo để gần nhau, chúng sẽ xòe vây đuôi để hăm dọa nhau. Cá betta trống thường lớn, có màu sắc rực rỡ hơn cá mái, đồng thời tính khí hung hăng hơn cá mái.
Cá betta có hình dáng và màu sắc đa dạng. Bộ phận nổi bật nhất của cá betta là vây đuôi. Vây đuôi cũng có nhiều loại. Dựa theo dạng vây đuôi người ta phân loại cá betta ra thành 5 loại: Halfmoon; Crowntail; Plakat; Doubletail và Wildtype.

Loại Halfmoon

Halfmoon là loại cá betta đẹp nhất với độ mở của vây đuôi là 180°. Các loại cá betta có độ mở của vây đuôi từ 120 - 179° gọi là Super Delta, từ 90 - 120° gọi là Delta, từ 180° trở lên gọi là Over Halfmoon với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Phong trào nuối cá đá đã xuất hiện từ rất lâu.
ca-betta-half-moon-dep
Vào năm 1959 người ta đã cho nhân giống loại cá betta có vây đuôi khá rộng mà ngày nay gọi là Delta. Khoảng 20 năm sau, loại cá Super Delta được ra đời. Đến năm 1987, người ta đã nhân giống ra một loại cá betta có vây đuôi rộng tới 180°, và một nghệ nhân người Mỹ đã đặt tên cho loại cá này là Halfmoon (nửa vầng trăng).
Halfmoon là loại cá rất khó nhân giống, ngay cả khi cá bố mẹ là loại Halfmoon thuần chủng 100% thì chỉ 10% cá con là Halfmoon, số còn lại là Super Delta vì vây đuôi chưa đạt đến 180°. Hiện nay, Halfmoon là loại cá có giá trị nhất trong các loại cá betta.

Loại Crowntail

Crowntail được phát hiện vào năm 1997 ở miền Tây Indonesia. Crowntail cũng thuộc loại Halfmoon nhưng có vây đuôi bị tưa trông giống như vương miệng của vua. Có 3 loại Crowntail: Single Crowntail, Double Crowntail và Double Double Crowntail.
ca-betta-crowtail-duoi-tua-dep

Loại Plakat (Fighter)

Plakat là loại cá đá phổ biến nhất trong dòng họ cá betta. Plakat được phát hiện trên các cánh đồng lúa tại Thái Lan cách đây hàng trăm năm. Có 4 loại Plakat:
1) Plakat đầu rắn thân dài (Channa Striata Bloch): loại cá này có tính khí rất hung dữ, có hàm răng rất sắc bén. Thân hình của Plakat khá dài, màu sắc pha tạp giữa đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Đây là loại cá đá được ưa chuộng nhất hiện nay.
2) Plakat đầu ngắn thân mập (Anabas Testudineus): loại này cỏ thân mình khá mập, đầu rất ngắn. Đa số có màu đơn sắc như xanh dương, đỏ, xanh lá cây. Vây và vảy có màu giống nhau, đặc biệt vảy rất dày nên khó bị đối thủ cắn thủng. Tuy nhiên, loại này có lối đá rất chậm nên ít được dân chơi cá đá ưa chuông.
3) Plakat thân dài miệng cong (Chitala Ornata): loại này có hình dáng khá đẹp nhờ có thân mình thon thả, cân đối, vây hậu môn dài. Đây cũng là loại cá được Ưa chuông hiện nay.
image040
4) Plakat lai: loại cá này được lai tạo từ loài cá betta hoang dã với các loại cá vừa kể trên.

Loại Doubletail

Doubletail ra đời sau Halfmoon nhưng có hình dáng hấp dẫn hơn nhiều so vđi loại Halfmoon. Doubletail được xem là một chủng loại Halfmoon, và được gọi là Doubletail Halfmoon. Doubletail Halfmoon có 2 phần vây đuôi riêng biệt nhau nhưng phẩn này lại xếp chổng lên phẩn kia, thân mình ngắn và rắn chắc, vây hậu môn và vây lưng khá dài. Doubletail Halfmoon là loại cá chiếm vị trí cao nhất trong các loại cá betta.
ca-betta-double-tail-duoi-kep

Loại Wildtype

Đây là loại cá có màu sắc đẹp nhất trong các loại cá betta hoang dã. Loại này sống ở đảo Borneo thuộc Malaisia. Kích thước tối đa của Wildtype là 5cm. Đặc tính sinh sản của Wildtype giống như loài cá betta thuần chủng, nghĩa là con trống canh giữ trứng cho tới khi trứng nở thành cá con.
ca-rong-betta-cam-duoi-ngan

Nguồn: Cá Cảnh Phong Thủy

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Giới thiệu tổng quan về cá betta

Cá bettacá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.



1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá
- Tên khoa học: Betta 
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan
Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thiaCá Thia xiêmCá ChọiCá Phướn
Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50


2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

- Nhiệt độ nước (C):24 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 20

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam ...
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo ...

3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá
- Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

- Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt
- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 30 – 40 cm


Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ....

Cách nuôi cá Betta rồng khỏe thiện chiến

Cá betta rồng là  một chi thuộc dòng cá "xiêm" là một loại cá phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Ngoài ra còn có tên gọi khác là là lia thia, cá đá, cá chọi, giống cá này đa dạng về màu sắc, và thiện chiến. Sau đây xin chia sẻ với các bạn một số bí quyết nuôi cá betta rồng sao cho thật khỏe, màu sắc tuyệt đẹp và chiến đấu giỏi.

Xin nêu vài cảm nhận về cá trước , cá chọi bản tính là máu từ bé , nếu đã thua một lần nó sẽ biết sợ  kích thước + sức khỏe + tuổi đời + bản năng + tập thể thao sẽ tạo ra một chiến binh thật sự

Cá Betta rồng là 1 chi thuộc giống cá Xiêm, là tên gọi chung cho một số loài cá thuộc chi Betta gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina; chủ yếu là dùng để chỉ loài B. splendens. Chúng còn có tên khác là cá lia thia xiêm, cá chọi xiêm. Tên của chi này có nguồn gốc là từ ikan bettah (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia).Cá xiêm là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes.

Cá xiêm vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem, có quan hệ huyết thống với cá Xiêm (tức Betta thuần dưỡng) là Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis và Betta smaragdina. Như vậy cá Xiêm là giống lai tạp (hybrid) (Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish - cá chọi Xiêm).

Cá xiêm trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm). Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.

Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá xiêm hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá xiêm hoang dã tương đối ngắn.

Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Phân loại cá betta rồng

Betta Dragon (Cá mang vảy rồng) ngày nay đã rất phát triển về hình dạng và màu sắc, một số màu sắc của dòng Betta Dragon này mà chúng ta hay gặp :
+ Cá Betta Rồng đỏ (Red Dragon)
Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.
+ Cá Betta Rồng cam (Orange Dragon)
Cũng giống như rồng đỏ, cá rồng cam cũng có các lớp trắng phủ trên thân và vây bơi màu cam, tuy nhiên do đây là giống rất mới, các nhà lai tạo đang trong quá trình làm ổn định màu cam nên 1 con rồng cam xuất sắc hiện vẫn còn là mơ ước.
+ Cá Betta Rồng vàng (Gold Dragon)

Rồng vàng căn bản được tạo thành 1 cách nhanh chóng nhờ gen nr (gen mất đỏ) xuất hiện đồng hợp lặn trong 1 con cá betta rồng đỏ, người ta có thể tiến hành lai tạo betta rồng đỏ bằng nhiều cách từ những chú betta rồng có sẵn. Cá betta rồng vàng có màu thân vàng và lớp vảy trắng đục hay trắng ánh kim rất đẹp, riêng betta rồng vàng và rồng trắng có bộ vây cùng màu sắc với thân, ở đây cá betta rồng vàng có vây lưng ,đuôi,vây bụng,ngực và vây hậu môn màu vàng
+ Cá Betta Rồng trắng (White Dragon)

Cách sắp xếp sắc tố như rồng đỏ và rồng vàng nhưng khác nhau bởi màu sắc của các vây và kỳ. Các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn mang màu trắng.
+ Cá Betta Rồng đen (Black Dragon)
Một giống rồng đang rất “hot” rất được nhiều người săn tìm bởi nét đẹp “lạnh lùng” nhưng sang trọng của nó. Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), và trên lớp trắng đó là 1 lớp ánh kim dày màu tối, đó là nền của màu Black Copper.Điểm khác biệt lớn của rồng đen hiện tại là các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn đều có màu đen với các màng chia đuôi mang màu sắc của thân cá. 1 con rồng đen đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đen đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.
+ Cá Betta Rồng xanh (Green hay Blue Dragon)
Cách phân bố màu sắc cũng như rồng đỏ và các loại khác tuy nhiên trên thân cá phía trên lớp trắng đục rất dày lại phủ lên thêm 1 lớp ánh kim : màu green, turquoise, steel, royal blue… làm cho rồng xanh thêm nét quyến rũ.Các tia vây màu đỏ nằm xen lẫn các màng vâyi màu xanh ngọc tạo nên sự hài hòa và tăng thêm nét độc đáo của nó. Một số con có lớp ánh kim dày phủ lên cả mắt nhìn rất đẹp.

Nguồn betta.ketviet

Hồ Cá Mini Betta để bàn

Chơi cá cảnh là một thú vui tao nhã đã tồn tại rất lâu trong xã hội chúng ta. Sau mỗi giờ làm việc, học tập mệt mỏi ta lại tìm đến những chiếc hồ để ngắm nhìn những chú cá tuyệt đẹp, chúng ta như được hòa mình vào một môi trường thiên nhiên thu nhỏ. Xuất phát từ niềm đam mê và mong muốn chia sẻ những niềm vui mới.

Sản phẩm:
 - Hồ cá thủy sinh mini (cây thủy sinh)
 - Hồ cá nhân tạo mini (cây nhựa)
 - Các loại cá Betta
Gồm các loại cá Betta:
 - Rồng 
 - Lavender
 - Halfmoon
 - Dragon Halfmoon
 - Lavender Halfmoon
8 lợi ích:
  - Thư giãn bất cứ lúc nào bạn muốn...& ngay trên bàn làm việc
  - Giúp mắt bạn thư giãn, giảm nhức mỏi.
  - Thêm sức sáng tạo để hoàn thành tốt công việc
  - Cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, mỗi khi ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xanh biếc....
  - Tôn vinh vẻ đẹp cho góc làm việc (nơi công sở hay ở nhà)
  - Chăm sóc dễ dàng, thuận tiện.
  - Cảm nhận được sự kỳ diệu của cuộc sống
  - Và quan trọng nhất là có thể thấy được nụ cười của bạn mỗi ngày


8 Điểm khác biệt:
  - Cá betta thích được soi gương hàng ngày (10-20 phút)
  - Thích nghi tốt trong môi trường máy lạnh !!!
  - Không cần thay nước trong 2-3 tháng
  - Không cần sục khí oxi như các loại cá thường khác
  - Không cần vệ sinh hồ trong 2-3 tháng
  - Nuôi 3 tháng tốn chưa đến 10.000 tiền thức ăn.
  - Cá thuộc loài cá khỏe nên rất khó bị nhiễm bệnh
  - Hầu hết các tiệm cá hiếm có bán loại cá này

Thức ăn tốt nhất cho cá betta

Thảo luận về kinh nghiệm, thức ăn dành cho cá betta. Tìm hiểu về thức ăn, môi trường sống để chăm sóc loài betta này được tốt nhất...
Cá betta hay Betta splendens là loài cá hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài môi trường tự nhiên, chúng cư ngụ trong ruộng lúa, ao, đầm... nói chung là ở tất cả những vùng nước nông và tĩnh. Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 đến 30 độ C, nước mềm, có độ pH trung hoà hay hơi acid. Cá đực thường chọn những vị trí được che chắn tốt như trong các bụi lúa, rong hay bên dưới lá rụng… để làm tổ bọt và dẫn dụ cá cái đến đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản, cá cái đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày. Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập.

Các loại thức ăn phổ biến dành cho cá betta hiện nay:

1. Thức ăn khô (loại viên và tấm):Mình thường cho betta ăn để bổ sung thêm những chất dinh dưỡng còn thiếu, vì khi ăn đồ sống thì có thể thiếu một số chất. Tuy betta có thể kén ăn nhưng nếu bạn tập cho nó thì nó sẽ quen thôi
2. Thức ăn đông lạnh: Mình chưa thử bao giờ, bạn nào cho betta ăn bằng thức ăn đông lạnh rồi thì cho ý kiến nhé
3. Thức ăn tươi sống: Bao gồm cá con, loăng quăng, trùn chỉ, bobo(chủ yếu cho betta con)... Thức ăn tươi sống đang là thức ăn được dân chơi chuyên nghiệp lẫn không chuyên sử dụng nhiều vì rẻ, dễ kiếm và betta cũng thích món này.
4. Các loại thức ăn khác(ấu trùng có sẵn trong nước, vụn hữu cơ...)
Các bạn thấy còn thiếu món nào thì bổ sung nhé, sau đó cho biết là món nào là tốt nhất cho betta


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Kinh nghiệm nuôi dưỡng cá Betta

Hồ nuôi : Lý tưởng nhất cho cả HM và PK là loại hồ có kích cỡ 12 x 17 x 20 cm, vừa đảm bào tính thẫm mỹ, vừa tạo thoải mái cho cá sống 

Thức ăn : Tốt nhất là nên cho ăn trùn chỉ. Đây là loại thức ăn bổ dưỡng, giúp cá phát triển toàn diện, dễ tìm và rẻ.
Cách rửa và trữ trùn chỉ : Khi mua trùn về, cho vào thau. Cho nước sạch vào, dùng tay khuấy cho trùn rã ra. Tay khuấy nước tạo thành vòng xoáy mạnh để những thứ dơ bẩn dính trong mớ trùn bong ra. Sau đó bạn để lắng trong 1 phút rồi xả bỏ nước đó. Làm lại như thế thêm một lần nữa rồi cho nước mới vào gần đầy thau. Cho sủi khí 24/24. Những lần thay nước sau, không cần khuấy nước nữa mà chỉ cần vớt trùn ra, đổ bỏ lớp trùn đã chết, cho nước mới vào và lại thả trùn vào trở lại. Mỗi ngày, trước mỗi lần cho ăn ta phải thay nước trùn chỉ để đảm bảo vệ sinh nguồn thức ăn, một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi Betta cảnh.



Chế độ cho ăn : mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều, cho ăn mỗi lần 1 lượng trùn bằng hạt đậu xanh . Lưu ý không nên cho ăn nhiều hơn, cá sẽ khó tiêu hoá, dễ sình bụng hay gặp các bệnh đường ruột. Cũng không nên cho ăn quá ít, cá sẽ bị suy và không phát triển bình thường, cá sẽ không phát hết vẻ đẹp của nó.
Nước nuôi cá Betta : nếu dùng nước máy thì nước phải được phơi ngoài trời ít nhất là 24h trước khi sử dụng
Chế độ thay nước : không nên có quan niệm cứng ngắt về chu kỳ thay nước cá. Chu kỳ này thay đổi theo tình trạng nước máy ban đầu, sức khỏe của cá và một số yếu tố ngoại cảnh như nơi đặt để cá có gần nơi ánh sáng mạnh hay yếu, có nhiều bụi bay vào hay không… Quan trọng là mỗi ngày khi ngắm cá, nên để ý xem có hồ nào nước ngã màu hay bị đục hơn những hồ khác hay không, ta sẽ ưu tiên thay những hồ này trước. Nếu không vấn đề gì thì trung bình mỗi tuần thay nước một lần là được.
Để cá betta luôn khỏe và sung mãn : Bình thường, các hồ nuôi được che chắn bởi những tấm chặn để cá không thấy mặt nhau, tránh cho chúng không bị tổn thương khi phải tấn công vào thành hồ do bản năng hiếu chiến của chúng. Nhưng nếu ta không cho chúng thấy mặt nhau quá lâu cũng không tốt. Mỗi ngày, trước khi cho ăn, nên dành ra 5 phút cho chúng thấy mặt nhau và phùng mang kè nhau. Điều này giúp cá củng cố bản năng hiếu chiến của chúng và giúp bộ đuôi không bị xếp lại quá lâu, làm tăng nguy cơ dính đuôi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với dòng cá Halfmoon, loài cá mang vẻ đẹp ở bộ đuôi xòe căng 1800.
Lưu ý khi chọn nuôi Betta cảnh : đối với PKHM, độ căng 1800 của đuôi khá lâu bền. Nhưng đối với HM đuôi dài thì độ căng đuôi phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của cá và môi trường sống của chúng. Do đó nước nuôi cá HM phải sạch, đảm bảo không có vi khuẩn có hại cho cá. Và khi ta chọn mua HM để nuôi, ta nên chọn cá còn tơ (khoảng 3 hay 4 tháng tuổi), bởi vì độ bung đuôi đẹp nhất của cá thường kéo dài từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 là tối đa, nghĩa là ta chỉ có thể sở hữu một chú HM đẹp trong vòng trung bình nửa năm. Đây cũng là điều khiến cho nhiều bạn tìm đến với cá Plakat HM, một loài có độ căng đuôi lâu bền hơn HM đuôi dài. Riêng mình nghĩ, cả HM và PKHM đều có nét hút hồn riêng của chúng, một bên là nét đẹp thướt tha, uyển chuyển đầy quyến rủ, một bên là linh hoạt mạnh mẽ đầy sức sống.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Cách tuyển chọn cá xiêm đá, betta chọi

Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.
Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.
Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.
Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.
Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.
Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2mcó thể nuôi 200 con.
Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 - 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.
Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.
Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.
Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.